Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện chủng mới: rất khó phát hiện và không gây chết hàng loạt

Dịch tả lợn châu phi bùng phát mạnh tại các tỉnh phía bắc

Biến chủng mới của dịch tả heo Châu Phi có động lực thấp, tốc độ lây lan chậm và không gây chết hàng loạt, biểu hiện triệu chứng rất giống với các bệnh hô hấp khác.

Virus biến thể mới này có động lực yếu, không gây thiệt hại toàn đàn. Tuy nhiên lại rất khó phát hiện, dễ gây nhầm lẫn vì triệu chứng rất giống bệnh tai xanh và tả cổ điển. Để kết luận bệnh chính xác nhất, bà con cần đem mẫu đi xét nghiệm.

Virus gây dịch tả đầu tiên xuất hiện tại Châu Phi, sau đó lây lan ra toàn cầu theo con đường thương mại. Loại virus này có sức đề kháng rất cao, chịu được nhiệt độ lạnh, tồn tại rất lâu trong điều kiện môi trường tự nhiên và hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh.

Thông thường trong cùng 1 chuồng nuôi, lợn thịt sẽ phát bệnh đầu tiên, sau đó đến heo nái và lợn con sẽ bị sau cùng. Với chủng cũ, bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và rụng hàng loạt chỉ sau 2 tuần. Tuy nhiên virus biến chủng mới lại có động lực rất nhẹ, có khi kéo dài cả vài tháng và vẫn giữ được số lượng đầu lợn nhất định.

Nguyên nhân gây bệnh

  • Vệ sinh chuồng trại chưa triệt để.
  • Sự thay đổi của thời tiết làm giảm sức đề kháng của lợn.
  • Công tác tiêm phòng dịch k triệt để.

Triệu chứng

Thể quá cấp tính

  • Lợn chết nhanh.
  • Không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
  • Lợn sốt cao trước khi chết.

Thể cấp tính

  • Sốt cao 40,5-42oC
  • Những ngày đầu: lợn lười vận động, giảm ăn, thích nằm chỗ nước.
  • Các vùng da như tai đuôi, cảng chân, da dưới bụng chuyển sang đỏ. Da dưới bụng có thể chuyển thành màu xanh tím.
  • Trước khi chết: đi đứng không vững, thở gấp, mủ ở mũi chảy ra, mắt đỏ, tiêu chảy có máu hoặc táo bón, nôn mửa.
  • Lợn chết trong vòng từ 6-13 ngày. Lợn mang thai có thể sảy thai.
  • Tỉ lệ chết gần như là 100%.

Thể á cấp

  • Sốt nhẹ, hoặc không sốt.
  • Giảm ăn, tụt cân, ho.
  • Viêm khớp. Heo nái có thể sảy thai.
  • Lợn chết trong từ 15-45 ngày.
  • Tỉ lệ chết: 30-70%.

Thể mãn tính

  • Giảm cân, sốt lên xuống.
  • Có triệu chứng hô hấp.
  • Hoại tử da.
  • Khớp sưng hoại tử khớp, nhịp tim nhanh, viêm phổi dính sườn…
  • Tỉ lệ tử vong thấp.

Bệnh tích

  • Thâm tím, xuất huyết da sau khi chết.
  • Lách và hạch màng treo ruột sưng to.
  • Tim tràn dịch xuất huyết màng trong màng ngoài tim.
  • Máu khó đông, không đông.
  • Phổi phù nề xuất huyết, đông đặc một phần phổi lại.
  • Xoang bụng ngực nhiều dịch lẫn máu.
  • Dạ dày, ruột xuất huyết, viêm loét ruột.
  • Thận phù màng bao, xuất huyết ở vỏ và tủy, nhồi huyết trên bề mặt thận.
  • Xuất huyết niêm mạc bàng quang.
  • Hạch bạch huyết sưng to đỏ đậm đen dễ vỡ.
  • Gan sưng to gấp nhiều lần, xuất huyết.

Cách phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi

  • Sát trùng khử trùng chuồng trại đầy đủ, sạch sẽ xung quanh và trong chuồng nuôi, rắc vôi ngoài chuồng.
  • Dùng chế phẩm sinh học phun lên chuồng. Chế phẩm sinh học sẽ ức chế và tiêu diệt virus dịch tả châu phi. Đủ nhiệt độ, đủ thời gian. Chuồng luôn che kín chống ruồi muỗi, chỉ có một người được vào chuồng, có đi ủng bảo hộ.
  • Sử dụng men lacto: pha 1 lọ cho 10-12 con lợn uống pha với nước muối sinh lí hoặc nước cất.
  • Sử dụng men sống chịu kháng sinh.
  • Kháng thể gamma : 1ml tiêm 10kg thể trọng.

Cập nhật tình hình dịch tễ 14/04/2022: Hiện tại tả Châu Phi đang nổ rất mạnh tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Thông tin cập nhật từ các tổng đài viên được các trại bị nổ dịch trong vùng chia sẻ. Bà con trong vùng dịch và các vùng phụ cận nên thực hiện các biện pháp để phòng tránh dịch bệnh lây lan như sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, bổ sung thức ăn có chứa vi lượng tăng sức đề kháng, không mua thịt heo ngoài chợ, sát khuẩn sau khi đi chợ và trước khi vào chuồng, hạn chế tối đa nhập heo bên ngoài, vì các trại nổ dịch sẽ có xu hướng bán tháo con giống để bù lỗ. Nếu nhập thì bắt buộc phải có chuồng cách ly đủ ngày rồi mới được đưa vào chuồng nuôi. Nếu xảy ra nổ dịch, mạnh tay chích điện các ô có heo bị bệnh và các ô phụ cận đem tiêu hủy, phun sát trùng đậm đặc, cách ly toàn bộ heo khỏe mạnh. Lưu ý: heo nái và heo thịt sẽ bị trước, heo con bị sau cùng, nên ưu tiên cách ly heo con vì tỉ lệ an toàn cao hơn. Hiện tại giá heo hơi đang nhích dần vì công nhân đã đi làm, sinh viên và học sinh đang về trường, nhu cầu thực phẩm tăng.

Chúc bà con chống dịch thành công!

4 thoughts on “Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện chủng mới: rất khó phát hiện và không gây chết hàng loạt

  1. phan hang says:

    chị ơi lợn nhà e hiện nay nổi nốt nhiều khắp người và chậm ăn , nốt bằng hạt đỗ đen chị bảo giúp e với

  2. Tai Tiền oi says:

    Em Thuý oi .lợn nái nhà anh tách con được hơn một tháng rồi ,mà không nên giống. Em có biện pháp nào k chỉ anh với.a đã bổ sung thuốc ADE rồi mà chẳng nên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *