Giai đoạn 1: từ khi phối đến mang thai 84 ngày
– Dấu hiệu nhận biết lợn mang thai:
- Sau khi phối không bị lốc, viêm
- Kỳ tiếp theo không thấy động dục chở lại
- Dùng que thử thai
- Thích ngủ nhiều hơn
- Ăn nhiều hơn
- Lông, da bóng mượt
- Hiền tính hơn
- Đi lại nặng nề hơn
- Hai hàng vú vểnh sang 2 bên
– Cho ăn cám dành cho lợn mang thai, tùy vào thể trạng gầy béo mà cho ăn nhiều hay ăn ít.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng như :Men, điện giải, ktmd, Btaglucal vào thức ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thụ.
– Cung cấp nước đầy đủ vì lợn nái mang thai uống rất nhiều nước (15-25l/ngày).
– Nhiệt độ thích hợp 17 – 210C.
– Khi thai ổn định cho lợn đi lại vận động.
– Từ tuần 10 bổ sung thêm canxi phòng lợn mẹ và lợn con bị tụt canxi huyết sau sinh.
Giai đoạn 2: 85 ngày mang thai đến 105 ngày.
– Thai ổn định chỉ cần duy trì chế độ ăn cân đối.
– Giữ yên tĩnh, mát mẻ và đi lại ít hơn.
– Tiêm thêm sắt cho lợn mẹ.
– Cho ăn thêm thức ăn xanh: Rau muống, rau nang…
– Bổ sung thêm canxi dạng nước (tiêm)
– Bổ sung các chất dinh dưỡng như :Men, điện giải, ktmd, Btaglucal vào thức ăn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, tăng lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thụ.
Giai đoạn trước khi đẻ 7-10 ngày
– Giảm dần lượng cám để tránh con quá to lợn khó đẻ.
– Tắm sạch bằng xà phòng và chuyển lên chuồng đẻ để tránh ký sinh trùng, bẩn.
– Lợn nái sẽ mang thai 113-116 ngày đẻ (thường để đẻ vào ngày 114)
– Trộn thêm BMD 10% cho lợn nái trước đẻ 7 ngày và sau đẻ 14 ngày để phòng tiêu chảy.
– Tiêm cho 1 mũi kháng thể đa giá để tăng sức đề kháng cả mẹ và con.
– Trước khi đẻ 5 – 10 ngày bộ phận sinh dục sẽ sưng to và giảm dần đến ngày đẻ.
– Dấu hiệu lợn sắp đẻ:
- Bồn chồn, đứng lên ngồi xuống.
- Ăn ít hoặc bỏ ăn.
- Phân táo.
- Thở nhanh hơn.
- Chảy dịch kết hợp ra phân su lợn con.
- Bầu vú sưng đỏ và nhỏ nhọt chảy sữa.
– Khi đến ngày đẻ hoặc có dấu hiệu đẻ (6-12 tiếng) tiêm trước cho 1 mũi kháng sinh chống viêm( Amox hoặc Penbex, nên sử dụng Penbex vì Amox sử dụng lâu có khả năng bị nhờn thuốc)
– Đến ngày đẻ k thấy có dấu hiệu đẻ thì tiêm hẹn đẻ (hamprot có hiệu lực 12-24h, sau 24h tiêm mà k đẻ mới tiêm mũi tiếp theo)
Trong quá trình đẻ
– Thời gian đẻ bình thường kéo dài từ 3-4 tiếng.
– Thời gian đẻ cách nhau giữa các con 10-15 phút, nếu lâu quá cần can thiêp bằng oxytocine hoặc móc con.
– Lợn đẻ đến con thứ 3 có thể tiêm oxytocine để tăng co bóp tử cung giúp đẻ nhanh ( hậu bị tiêm 2-3ml, lái dạ tiêm 3-4ml)
– Nửa tiếng cho lợn đứng dậy 1 lần kết hợp xoa bóp đầu vú đẻ kích thích lợn đẻ nhanh.
– Thấy lợn mệt và nằm im tiến hành truyền nước ( truyền 1 chai đường và 1 chai muối) kết hợp bơm thuốc bổ và hạ sốt vào chai nc truyền ( thuốc bổ catosal hoặc butasal, thuốc hạ sốt anagil hoặc gluco-kc)
– Lợn nái đẻ hết con, ra hết nhau sẽ nằm im và tiết sữa cho con bú ( khi lợn có các triệu chứng đứng lên nằm xuống, k cho con bú là vẫn sót con hoặc sót nhau)
Giai đoạn sau đẻ và nuôi con
– Sau đẻ 1 ngày:
- Thụt rửa bằng nc lá trầu không hoặc dd vệ sinh phụ nữ hòa với nước.
- Sau khi thụt rửa tiêm oxytocin đẻ đẩy dịch viêm và tiết sữa cho con.
- Tiêm thêm 1 mũi kháng sinh chống viêm.
- Truyền nước kết hợp thuốc bổ và hạ sốt.
- Chiều tiêm thêm 1 mũi oxytocine.

– Sau đẻ 2 ngày: tương tự ngày 1 nhưng k tiêm kháng sinh chống viêm.
– Sau đẻ 3 ngày: tiêm thêm 1 mũi kháng sinh chống viêm.
– Cám sẽ cho ăn tăng dần mỗi ngày tăng 0,5-1kg.Sau đẻ 6 ngày ăn lại chế độ bình thường ( mới đẻ cho ăn nhiều cám thì dễ gây hiện tượng tắc sữa, viêm vú vì lợn con k bú hết sữa mẹ tiết ra)
– Cho lợn con tập ăn sớm để giảm thiểu lợn mẹ nuôi con quá sức.
– Cho lợn mẹ và lợn con ăn thêm sữa ngoài, men, ktmd, điện giải và btaglucal để tăng sức đề kháng.
– Nhiệt độ thích hợp cho lợn nái nuôi con 26-290C.
– Cho ăn thêm Selen để kích thích quá trình lên giống và động dục.
Giai đoạn cai sữa con chờ phối giống
– Thường cai sữa con 7 ngày sau sẽ lên giống lại.
– Tiêm 1 mũi ký sinh trùng (invermectin)
– Tiêm ADE sau cai sữa để tăng quá trình rụng trứng và lên giống.
– Sau 7 ngày k có hiện lượng lên giống chở lại sẽ gây stress cho lợn:
- Thắp điện chiếu sáng 16 – 18 tiếng/ngày tăng kích thích nội tiết tố.
- Cho ăn 1 bữa/ngày.
- Cho gần đực 10-15 phút mỗi ngày.
- Đánh, thử lên giống để tạo áp lực.
- Đổi vị trí chỗ ở.
- Phơi nắng hấp thụ vitamin.
- Tiêm kích lên giống.