Bệnh cầu trùng ở gà | Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cầu trùng gà là một loại bệnh gây ra bởi kí sinh trùng đường ruột thuộc họ Eimeria, phần lớn vòng đời của kí sinh trùng này diễn ra trong đường ruột của gà nhiễm bệnh trong thời gian từ 4-7 ngày.

Giai đoạn cuối trong vòng đời của kí sinh trùng này sẽ sản sinh ra một số lượng lớn các tế bào trứng Eimeria mới, được thải cùng với phân ra môi trường bên ngoài. Những con khác trong đàn hoặc đàn khác có thể nhiễm bệnh qua tiêu hóa và chất thải này.

Đây là bệnh diễn ra phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của nang bào kí sinh trùng và tác nhân gây bệnh.

Một nghiên cứu trong gần 700 mẫu phẩm lấy được, nang bào cầu trùng Eimeria có trong 175 con gà. Gà thịt cho thấy tỉ lệ nhiễm cao nhất với 34% gà nhiễm bệnh, tiếp đến là gà đẻ trứng với 26,2%.

Cầu trùng họ Eimeria có khắp nơi trên thế giới và tồn tại qua phương pháp chăn nuôi thâm canh. Có đến 6 loại Eimeria được chứng minh là xuất hiện tại cùng một trang trại. Vắc xin sống động lực đã được sử dụng từ những năm 1960 để ngăn bệnh cầu trùng trên gà, đến những năm 1980 vắc xin sống giảm độc lực đã được sử dụng. Các chủng giảm độc lực đã được chọn để truyền nhanh qua vật chủ do đó chúng có khả năng sinh sản thấp và mất đi động lực. Tuy nhiên vẫn có khả năng miễn dịch mạnh. Điều quan trọng chúng không làm giảm trọng lượng của gà sau khi tiêm vắc xin, vì thế mà thích hợp sử dụng cho các đàn gà thịt.

Nguyên nhân gây bệnh

Khí hậu nóng ẩm của nước ta là điều kiện cho cầu trùng phát triển. Gà chăn thả, bán chăn thả tiếp xúc môi trường rộng, rất dễ nhiễm bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh cầu trùng ở gà ở gà từ 4-100%, trung bình 30-50%. Tỉ lệ chết của đàn chiếm 5-15 %. Bệnh không gây chết tỉ lệ cao như các bệnh truyền nhiễm khác, nhưng lại gây thiệt hại nặng về kinh tế do gà chậm lớn, tăng chi phí cho thuốc thú y, tỉ lệ đẻ gảm, dễ mắc kế phát các bệnh truyền nhiễm khác như E.coli, Gumboro, tụ huyết trùng.

Bệnh cầu trùng trên gà phổ biến ở giai đoạn từ 2-8 tuần tuổi. Gà nuôi chuồng nền nhiễm rất nặng, gà nuôi chuồng sàn nhẹ hơn.

Bệnh cầu trùng thường xuất hiện ở gà từ 10 ngày đến 50 ngày tuổi. Đối với gà chăn nuôi tập trung công nghiệp theo hướng thịt, siêu thịt thì lứa tuổi từ 18 đến 40 ngày là nặng nề nhất. Đối với gà chuyên dụng như gà mía, gà ri, gà lương phượng, đông cảo thời kì phát bệnh từ 3 tuấn đến 8 tuần tuổi.

Ở gia cầm, Eimeria ảnh hưởng tới ruột khiến nó dễ mắc các bệnh khác như viêm ruột hoại tử, làm cho cơ quan này giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Có 2 loại 1 kí sinh ở manh tràng và 1 loại kí sinh ở ruột non. Cả 2 đều gây tiêu chảy có máu ở gà. Bệnh cầu trùng và đầu đen ở gà đều do kí sinh trùng gây ra, vì vậy chúng có biểu hiện ban đầu giống nhau. Bệnh cầu trùng do 9 loại đơn bào kí sinh ở ruột non, ruột già và tá tràng gây nên, đầu đen do đơn bào Histomonas Meleagridis tồn tại trong niêm mạc ruột thừa và gan gây nên.

Khi gà mắc bệnh cầu trùng, nếu không được điều trị kịp thời chỉ có thể chết trong vòng 2-3 ngày, trong khi bệnh đầu đen lại kéo dài 10 đến 15 ngày. Hai bệnh do những đơn bào khác gây nên, vì vậy độ tuổi của gà mắc hai bệnh này cũng khác nhau.

  • Phân có máu tươi, màu đỏ máu cá
  • Mào không tươi, chân khô
  • 10-45 ngày hay bị cầu trùng manh tràng từ 45 ngày trở ra thì bị cầu trùng ruột non
  • Lây qua đường tiêu hóa, gà bệnh, khỏi bệnh mang trùng
Bệnh cầu trùng ở gà